Tin liên quan

Cho Cây Ngô

7/2/2016 8:31:16 AM

QUY TRÌNH KỸ THUẬT SỬ DỤNG PHÂN LỤC THẦN NÔNG CHUYÊN DÙNG CHO NGÔ

                Kỹ thuật sử dụng phân bón Lục Thần Nông cho ngô

1. Kỹ Thuật làm đất

  1. Tiểu chuẩn chọn đất

*    Đất trồng ngô cần cao thoát nước tốt không bị úng khi gặp mưa to.

*    Đất có thành phần cơ giới nhẹ, tầng canh tác dầy, tơi xốp giầu dinh dưỡng, có độ pH trung tính từ 6 -7.

  1. Làm đất trồng ngô

Khi làm đất trồng ngô cần đảm bảo một số yêu cầu sau

*    Yêu cầu đất phải đạt độ ẩm 70% - 80%

*    Đất được cày sâu, san phẳng, làm sạch cỏ dại và tàn dư cây trồng vụ trước để phòng trừ sâu bệnh hại.

Lưu ý: Cần căn cứ vào mùa vụ cụ thể để định ra chế độ làm đất thích hợp.

2. Rạch hàng và mật độ trồng

Rạch hàng sâu 15-20 cm, mật độ trồng  70 x 25cm hay 70 x 30cm

3. Bón lót

*     Bón lót:200- 300 kg/sàophân chuồng tốt nhất là phân chuồng hoai mục.

*    Phân Supe lân bón 10 – 12 kg/sào (hoặc phân lân vi sinh 15 kg/sào).

*    Nên kết hợp bón Basudin 10H để diệt sâu xám, dế, sâu bọ khác...có nguồn gốc trong đất. Lượng bón từ 0.7 – 1 kg /sào.

Lưu ý: Sau khi bón phân tốt nhất nên lấp phủ lên bề mt một lớp đất mỏng trước khi gieo hạt.

4. Gieo hạt:

*    Gieo mỗi hốc 2 hạt khoảng cách giữa các hạt là 25 - 30 cm. Tương đương với mật độ 70 x 25cm hay 70 x 30cm.

Lưu ý: Khi cây 2 -3 lá thật tiến hành kiểm tra và nhổ tỉa cây chỉ để 1 cây/hốc, nếu đất tốt để theo cách thức tỉa một hốc, hốc còn lại để 2 cây (1:2:1).

5. Bón phân LỤC THẦN NÔNG chuyên dùng cho ngô

*    Thời điểm bón phân cùng với thời gian xuống giống.

*    Lượng phân bón cho 1 ha: 480 - 500 kg/ha (18 kg/sào).

*    Viên phân được bón cách hạt ngô khoảng 8 - 10cm, độ sâu bón 5 - 7 cm so với mặt luống ngô.

*    Mỗi một gốc ngô bón 2 viên 4,2gram.

Lưu ý: (i) Phân LỤC THẦN NÔNG chỉ bón một lần cho cả vụ. Do đó, yêu cầu việc bón phải chính xác, hạn chế sai sót trong quá trình thực hiện. (ii) Đảm bảo đủ độ ẩm để ngô phát triển thuận lợi.

6. Chăm sóc:

+ Tưới nước

*    Thời kỳ cây con 7 – 8 lá: Độ ẩm đất 75 -85%, tuyệt đối không để ruộng ngô bị ngập úng.

*    Thời kỳ 9 lá đến trỗ cờ, phun râu, kết hạt: Cần tưới nhiều nước tốt nhất là lượng nước tưới thấm rãnh ngô.

*        Thời kỳ chín không cần tưới nhiều nước, chỉ giữ độ ẩm 75 – 85%

+ Làm cỏ xới xáo tỉa dặm:

*        Sau khi gieo ngô xong, phun thuốc trừ cỏ tiền này mầm: Dual..

*    Sau khi gieo ngô một tuần cần kiểm tra các cây bị khuyết để giặm lại bằng hạt ngô đã ủ cho nứt nanh.

*        Khi ngô được 4 – 5 lá cần loại bỏ các cây yếu, quá dày, chỉ để lại các cây để đảm bảo mật độ.

*        Làm cỏ lần 1: Khi ngô đạt từ 3 - 4 lá, làm cỏ, xới xáo đất kết hợp vun nhẹ đất vào gốc cây.

*        Làm cỏ lần 2: Khi ngô đạt 7 – 8 lá, làm cỏ, xới xáo đất kết hợp vun gốc cao.

7. Phòng trừ sâu bệnh hại ngô:

Các loại sâu bệnh hại ngô thường gặp là: Sâu xám, sâu đục thân, sâu đục bắp, rệp cờ, bệnh đốm lá lớn, đốm lá nhỏ, bệnh khô vằn, bệnh phấn đen...

Một số biện pháp kỹ thuật phòng trừ chủ yếu

+ Sâu xám:

Vệ sinh đồng ruộng, đất vừa khô tiến hành cày úp ngay, dọn sạch cỏ dại, gieo đúng thời vụ và tập trung. Khi sâu mới xuất hiện nên tiến hành bắt hết triệt để hoặc bẫy (bẫy bả chua ngọt) diệt ngài sâu xám, rác thuốc hạt Basudin 10 H với lượng 1 kg/sào trên mặt luống sau khi gieo ngô xong.

+ Sâu đục thân, cắn nón, đục bắp:

Để phòng trừ sâu đục thân cần gieo đúng thời vụ, xử lý đất và tàn dư thực vật trên đồng ruộng, phun hoặc rắc Furadan hoặc Basudin 10 H với lượng 3-4 hạt thuốc vào nõn ngô sau khi trồng 20-25 ngày và 35-40 ngày sau trồng.

+ Bệnh khô vằn:

Tốt nhất là luân canh cây trồng, khi bệnh nặng phun thuốc Ridomil.

8. Thu hoạch:

Sau khi ngô chín, lá bi ngoài cùng đã vàng và chớm khô, chân hạt có tầng đen là thu hoạch được, nhất là về mùa mưa cần thu hoạch kịp thời để tránh thối hạt hoặc hạt bị nẩy mầm trên bắp.

Tin tức liên quan