Giới thiệu chung
7/27/2016 4:05:58 PM
III. Sản phẩm chính
Phân bón LỤC THẦN NÔNG dạng viên dùng cho lúa
Phân viên LỤC THẦN NÔNG là loại phân bón công nghệ cao mới được PGS.TS. Nguyễn Tất Cảnh cùng các nhà khoa học thuộc Học viện Nông nghiệp Việt Nam nghiên cứu phát triển với sự hợp tác của Công ty Cổ phần Phát triển Phân bón Nông nghiệp I.
LỤC THẦN NÔNG tốt hơn so với các loại phân viên nén và phân viên nhả chậm trước đây do đã được cải tiến về công nghệ sản xuất, hàm lượng và thành phần các chất dinh dưỡng; kích thước viên phân, đặc tính lưu giữ và giải phóng chất dinh dưỡng khi viên phân được bón vào đất. Có nhiều loại phân LỤC THẦN NÔNG sử dụng cho các loại cây trồng khác nhau.
IV. Những đặc điểm của phân bón LỤC THẦN NÔNG
Ưu điểm:
Dễ sử dụng. Phù hợp với mọi loại đồng đất của Việt Nam.
Có phân cho từng loại cây trồng, từng vùng sinh thái.
Chỉ cần bón một lần cho cả vụ.
Giảm tối đa sự rửa trôi bề mặt, thấm sâu và bay hơi của phân bón.
Góp phần làm thay đổi tập quán canh tác đã không còn phù hợp.
Sự đổi mới:
Thành phần dinh dưỡng phù hợp với từng loại cây trồng. Ngoài các nguyên tố đa lượng NPK, Phân viên nén nhả chậm còn được bổ sung vi lượng dạng chelated.
Phân có cơ chế chống mất đạm theo con đường rửa trôi bề mặt và thấm sâu, chống phân giải urê thành NO2 – chất gây hiệu ứng nhà kính.
Phân có cơ chế chống quá trình giữ chặt lân của đất
Phân có khả năng điều tiết quá trình nhả chất dinh dưỡng theo từng loại cây trồng nên chỉ cần bón 1 lần cho cả vụ.
Hiệu quả kinh tế
Tiết kiệm 20-35% lượng phân bón. Tùy điều kiện thâm canh, tập quán canh tác, đồng đất và cây trồng mà lượng phân bón tiết kiệm được là khác nhau.
Giảm công lao động. Việc giảm công lao động có được từ việc chỉ bón một lần cho cả vụ, giảm công làm cỏ, giảm công phun thuốc BVTV.
Giảm sâu bệnh. Do phân cân đối chất dinh dưỡng nên cây khỏe, tăng khả năng chống chịu dẫn đến làm giảm sâu bệnh và giảm tiền mua thuốc BVTV.
Tăng 20-30% năng suất cây trồng. Tùy điều kiện thâm canh, tập quán canh tác, đồng đất và cây trồng mà năng suất tăng lên có sự khác nhau.
Hiệu quả xã hội
Cung cấp cho người tiêu dùng nông sản sạch hơn
Thay đổi tập quán sử dụng phân bón
Dễ làm, dễ sử dụng
Tạo thêm việc làm
Ở những nơi có trồng lúa ruộng bậc thang còn có tác dụng giữ gìn quan hệ tốt đẹp trong cộng đồng vì người dân không còn phải lo sợ việc phân trôi theo nước sang ruộng khác.
Hiệu quả môi trường
Tiết kiệm năng lượng hóa thạch.
Giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Bảo vệ hệ sinh thái động ruộng.
Giảm ô nhiễm môi trường.
Đăng ký cấp quốc gia
Bộ NN&PTNT công nhận là tiến bộ kỹ thuật theo Quyết định số 1046 QĐ/ BNN-KHCN ngày 11/5/2005. Trong Quyết định này có 3 loại phân của Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã được công nhận, đó là Phân Đạm viên nén, Phân NK viên nén và Phân NPK viên nén
V. Các nguyên tắc cơ bản trong sử dụng Phân LỤC THẦN NÔNG
- Bón đúng chủng loại “Cây nào phân ấy”
Phân được sản xuất phù hợp với từng loại cây trồng và được in trên bao bì, do vậy người sử dụng nên sử dụng đúng chủng loại.
- Bón đúng liều lượng
Việc bón đúng liều lượng sẽ đảm bảo đạt năng suất cao. Để dễ dàng bón đúng liều lượng, viên phân đã được thiết kế với khối lượng thuận lợi cho cách bón. Ví dụ:
Cứ 4 khóm lúa thì bón 1 viên phân 4,2g; 1 cây ngô bón 2 viên phân 4,2g
16-18kg phân LỤC THẦN NÔNG dạng bón vãi
Để bón đúng kỹ thuật, cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng in trên bao bì.
Phân phải được nằm sâu trong đất ở những vị trí thích hợp
Viên phân được đặt ở vùng hoạt động của bộ rễ. Việc đưa viên phân vào sâu trong tầng canh tác giúp viên phân phát huy tối đa tính ưu việt của cây trồng cũng như của Phân Lục Thần Nông.
Mỗi loại cây trồng có bộ rễ hoạt động ở những độ sâu khác nhau và do vậy viên phân cũng cần được nằm ở độ sâu phù hợp với loại cây trồng đó. Ví dụ:
Đối với lúa, viên phân được bón cách khóm 10-12cm và ở độ sâu 5cm.
Đối với ngô: viên phân được bón cách hạt/bầu 10cm và ở độ sâu 7-8cm.
Đối với mía: cách hom mía 10cm, sâu 10-15cm
Việc đưa viên phân vào sâu trong tầng canh tác còn có tác dụng hạn chế sự phát triển của cỏ dại.
Cần áp dụng biện pháp kỹ thuật tổng hợp
Ngoài việc bón Phân Lục Thần Nông, các biện pháp kỹ thuật khác trong quy trình sản xuất vẫn được thực hiện đầy đủ và áp dụng biện pháp canh tác tổng hợp.
Bón đủ phân hữu cơ. Hầu hết đất canh tác ở Việt Nam đều chịu tác động mãnh mẽ của quá trình khoáng hóa chiếm ưu thế hơn quá trình mùn hóa. Do vậy sau một thời gian canh tác, với việc lạm dụng phân hóa học và bón không đủ lượng phân hữu cơ cần thiết nên đất bị thoái hóa nhanh chóng. Để khắc phục tình trạng này, việc bón đủ phân hữu cơ là rất quan trọng.
Đối với đất cạn, ở những vùng vĩ độ thấp và/ hoặc độ cao so với mặt nước biển dưới 800m, nên áp dụng biện pháp che phủ đất. Vật liệu che phủ có thể bằng nilon nhưng tốt nhất là dùng các phụ phẩm nông nghiệp như thân lá cây ngô, rơm rạ, cỏ khô,…
Áp dụng biện pháp canh tác tối thiểu đối với đất dốc kết hợp che phủ đất. Đối với những nơi có độ dốc cao có thể áp dụng biện pháp tiểu bậc thang.