Sản phẩm

Lục Thần Nông cho khoai tây

Thông số kỹ thuật

QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHO KHOAI TÂY

Kỹ thuật sử dụng phân bón Lục Thần Nông

1. Kỹ Thuật làm đất

a.     Tiêu chuẩn chọn đất trồng khoai tây

Khoai tây có thể trồng được trên các loại đất: đất cát pha, đất thịt nhẹ, đất phù sa… Để cây khoai tây sinh trưởng tốt, đạt năng suất cao thì nên bố trí trồng trên các chân đất vàn, vàn cao; đất có độ tơi xốp, thuận tiện trong việc tưới tiêu và thoát nước.

b.    Làm đất trồng khoai tây

Làm đất kỹ, nhỏ tơi và kết hợp thu gom gốc rạ, cỏ rác nhằm hạn chế sâu bệnh truyền lại.

2. Mật độ trồng

Mật độ 1300 – 1500 củ giống/ sào bắc bộ

3. Bón lót

Vôi bột: 450 – 500kg/ ha (16 – 18 kg/ sào)

Phân chuồng hoai mục: 15.000 – 17.000 kg/ ha (500 – 600 kg/sào)

4. Xuống giống:

- Khoảng cách giữa các củ giống 25 – 30 cm, đặt mầm nằm ngang, lấp một lớp đất dầy 3 - 5 cm phủ lên củ.

5. Bón phân LỤC THẦN NÔNG NPK 8:6:6+TE cho khoai tây

- Thời điểm bón phân cùng với thời gian xuống giống.

- Lượng phân cho 1 ha: 1.400 kg/ha (50 kg/sào bắc bộ).

- Cách bón:

+ Trồng 1 hàng: Rạch 1 hàng giữa luống, bón toàn bộ lượng phân, lấp 10 -12 cm đất, đặt củ giống và tiến hành lấp đất.

+ Trồng 2 hàng: Rạch 1 hàng giữa luống, bón toàn bộ lượng phân, lấp 10 – 12 cm đất, đặt củ giống theo kiểu nanh sấu hai bên.

6. Chăm sóc:

a) Vun xới

- Chăm sóc lần 1: Sau trồng 7 - 10 ngày, tiến hành vun xới nhẹ, lấp thêm đất vào gốc, và vun luống. Lần chăm sóc này kết hợp tỉa cây, nên để lại mỗi khóm từ 3 - 5 thân mập, khỏe.

- Chăm sóc lần 2: Sau trồng 20 - 25 ngày thì tiến hành xới sâu, vun cao luống.

- Chăm sóc lần 3: Sau trồng 35 - 40 ngày, tiến hành xới nhẹ, kết hợp làm cỏ. Tiến hành vét rãnh và lấy đất ở rãnh để vun luống thật cao, định hình luống lần cuối sao cho luống cao, dày.

b) Tưới nước: 

Giữ độ ẩm sau trồng đạt 70 – 75 %

Sản phẩm cùng loại